Bạn đang xem bài viết Sử dụng giấy mua bán đất viết tay: Nên hay không? tại Gardencitybạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhà đất là tài sản có giá trị lớn nên khi có giao dịch mua – bán cần phải làm theo quy trình pháp lý được Nhà nước quy định. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng sử dụng giấy mua bán đất viết tay vẫn còn tồn tại. Vậy giấy mua bán nhà đất này có giá trị pháp lý không và làm thế nào để hạn chế rủi ro khi sử dụng phương pháp này?
Xem thêm:
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Điều kiện – Thủ tục – Quy trình chi tiết
Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất (Cập nhật 2019)
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất
Giấy mua bán đất viết tay có giá trị pháp lý không?
Khi chấp nhận sử dụng giấy mua bán nhà đất viết tay có nghĩa là 2 bên mua và bán đã có sự tin tưởng nhất định, và kiểu mua bán này cũng không hề xa lạ.
Tuy nhiên, thời gian gần đây đã xảy ra rất nhiều vụ lừa đảo khi sử dụng hình thức này. Và, liệu rằng giấy viết tay có giá trị pháp lý không?
Sử dụng giấy mua bán đất viết tay vẫn còn phổ biến.
Trước tình trạng có nhiều trường hợp sử dụng giấy mua bán đất viết tay, Nhà nước đã có những quy định nới lỏng thời hạn để hợp thức hoá các giao dịch này.
Cụ thể theo các mốc thời gian quy định dưới đây thì giấy viết tay có giá trị pháp lý: Năm 2007, người dân được hợp thức hoá việc mua bán đất trước ngày 01/7/2004; Năm 2014, người dân được hợp thức hoá việc mua bán đất trước ngày 01/01/2008; Kể từ ngày 03/3/2017, việc sử dụng giấy mua bán nhà đất viết tay trước ngày 01/7/2014 cũng được chấp nhận.
Giấy viết tay có giá trị pháp lý không, có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không vẫn là nỗi băn khoăn của nhiều người.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp giấy mua bán đất viết tay không được chấp nhận, không được cấp sổ đỏ.
Cụ thể, trường hợp thứ nhất là theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất dai đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật đất đai, thì các trường hợp đang sử dụng đất sau đây chưa được cấp Giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất phải thực hiẹn thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Quyền sở hữu nhà ở lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển Quyền sử dụng đất.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển Quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển Quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho Quyền sử dụng đất trước ngày 01/01/2018;
Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho Quyền sử dụng đất từ ngày 01/01/2008 đến trước ngày 01/7/2014;
Sử dụng đất do nhận thừa kế Quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2014.Trường hợp thức hai là khi sử dụng giấy mua bán đất viết tay đối với các trường hợp đã có sổ đỏ thì theo khoản 2 Điều 82 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định trường hợp người đang SDĐ do nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho QSDĐ trước ngày 01/7/2014 mà bên nhận chuyển Quyền sử dụng đất chỉ có giấy chứng nhận của bên chuyển Quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng, giấy tờ về chuyển Quyền sử dụng đất theo quy định thì thực hiện theo quy định như sau:
Người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận và các giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có;
Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) thông báo bằng văn bản cho bên chuyển quyền và niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất về việc làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người nhận chuyển quyền. Trường hợp không rõ địa chỉ của người chuyển quyền để thông báo thì phải đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương ba số liên tiếp (chi phí đăng tin do người đề nghị cấp giấy chứng nhận đất trả);
Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo hoặc đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương mà không có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì VPĐKĐĐ lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hủy giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp không nộp giấy chứng nhận để làm thủ tục đồng thời cấp giấy chứng nhận mới cho bên nhận chuyển quyền.Trường hợp có đơn đề nghị giải quyết tranh chấp thì VPĐKĐĐ hướng dẫn các bên nộp đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định.
Kinh nghiệm mua nhà đất bằng giấy viết tay
Để mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp thì hãy tìm hiểu những kinh nghiệm mua nhà giấy tay dưới đây:
– Tìm hiểu kỹ về nguồn gốc nhà đất, lưu ý về thời điểm sử dụng đất
– Nhà đất có các giấy tờ để được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP hay không?
Cụ thể: Giấy tờ về Quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tạm thời hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính trước ngày 15/10/1993; Giấy từ về Quyề sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất; Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18/12/1980.
– Xác nhận quy hoạch nhà đất có thuộc trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm sang đất thổ cư hay không? Diện tích tối thiểu được tách thửa, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của từng tỉnh, thành phố.
– Tìm hiểu đất có thuộc trường hợp kê biên đấu giá hoặc thế chấp để thực hiện một nghĩa vụ dân sự khác không? Đất có tranh chấp không?…
– Tìm hiểu thông tin nhà đất có thuộc toàn quyền của người bán không?
– Hợp đồng mua bán nên cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, có người làm chứng.
– Nếu là giao dịch có sử dụng giấy mua bán đất viết tay mà người bán đã làm thủ tục để được công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đang chờ nhận kết quả thì bên mua nên thoả thuận với bên bán về việc đảm bảo thủ tục chuyển nhượng sau khi có sổ đỏ.
Mua bán đất bằng giấy viết tay có hợp pháp?
Mẫu đơn giấy mua nhà đất viết tay
Hiện nay, đã có các mẫu đơn cho đất – mua bán đất viết tay cũng như thủ tục mua bán nhà giấy tờ viết tay được đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các bạn có thể tham khảo:
Tải mẫu: hợp đồng mua bán đất
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———o0o———
HỢP ĐỒNG MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT VÀ SỞ HỮU NHÀ
Hôm nay, ngày …… tháng ……… năm …………Tại:…………………………………
Chúng tôi gồm:
I/ BÊN BÁN/CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi tắt Bên A):
Chồng: Ông……………………………………Sinh năm ……………………………………………..
CMND số………………………. do…………………………… cấp ngày……………………………
Đăng ký thường trú tại :……………………………………………………………………………..
Và vợ: Bà…………………………………………… Sinh năm ……………………………………….
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày …………………….
Đăng ký tạm trú tại :…………………………………………………………………………………..
II/ BÊN MUA/NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG (sau đây gọi tắt Bên B):
Chồng: Ông……………………………………Sinh năm ……………………………………………..
CMND số………………………. do…………………………… cấp ngày……………………………
Đăng ký thường trú tại :……………………………………………………………………………..
Và vợ: Bà…………………………………………… Sinh năm ……………………………………….
CMND số…………………………….. do…………………………… cấp ngày …………………….
Đăng ký tạm trú tại :…………………………………………………………………………………..
Hai bên thoả thuận, tự nguyện cùng nhau lập và ký bản hợp đồng này để thựchiện việc mua bán chuyển nhượng quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở với những điềukhoản sau
ĐIỀU 1: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT, NHÀ Ở ĐƯỢC MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG
1. Nhà đất sẽ được chuyển nhượng là nhà số…………………………………………………
Nhà đất này thuộc quyền sở hữu và sử dụng hợp pháp của ông …………………….(Sinh năm …. có CMND số…………do ………….cấp ngày………..).
Vợ là Bà ……. (Sinh năm……có CMND số ……………..do….cấp ngày ……), như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
2. Ngôi nhà số ……………………………… đã được cấp GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở số ………………………., hồ sơ gốc số ………… do UBND quận (huyện) ………………………….. cấp ngày …………………………………………..
3. Tổng diện tích đất ở theo sổ là ………….m và diện tích mặt bằng xây dựng nhà bêtông là……………m
4. Bằng hợp đồng này, Bên bán đồng ý bán đứt, Bên mua đồng ý mua đứt toàn bộ diệntích đất ở và hiện trạng nhà ở như đã nói trên và phải tuân thủ theo các yêu cầu/quyđịnh hiện hành về chuyển nhượng Nhà Đất ở của Nhà nước và Pháp luật.
ĐIỀU 2: GIÁ CẢ, PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN VÀ THỜI HẠN THỰCHIỆN
1. Giá mua bán toàn bộ diện tích nhà đất ở nói trên đã được hai bên thoả thuận là:…………….đ.
(Ghi bằng chữ:………………………………………………………..) và không thay đổi vì bất cứ lý do gì.
2. Phương thức thanh toán
Hai bên (Bên A và Bên B) đã cùng thống nhất sẽ thực hiện việc thanh toán tổng giá trị mua bán Nhà đất ở theo 01 đợt, cụ thể như sau:
* Đợt 1: Giao toàn bộ số tiền là ………………………đ cho bên Bán.
* Khi trả tiền sẽ ghi giấy biên nhận do các bên cùng ký xác nhận.
3. Thời hạn thực hiện hợp đồng
* Thanh toán 1 đợt
* Ngay sau khi nhận tiền, bên A phải giao lại ngay hợp đồng mua bán công chứng (đủ số lượng bản gốc của bên B) và bàn giao nhà đất ở cho bên B với sự chứng kiến của các nhân chứng.
Xem thêm:
Vay tín chấp là gì? 4 điều cần biết về vay tín chấp
Cách tính lãi suất vay ngân hàng
Với 300 triệu, nên mua nhà hay đầu tư bất động sản?
Trên đây là những chia sẻ về việc có nên sử dụng giấy mua bán đất viết tay hay không. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình được những kiến thức bổ ích về vấn đề này. Chúc bạn thành công!
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo được Gardencitytổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Hãy nghe ý kiến chuyên gia để chính xác nhất nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sử dụng giấy mua bán đất viết tay: Nên hay không? tại Gardencitybạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.